Người thương binh giàu nghị lực

Với ý chí và nghị lực của anh bộ đội cụ Hồ “ tàn nhưng không phế”, ông Ngôn Văn Toàn – thương binh hạng 4/4 – thôn Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể đã vươn lên phát triển kinh tế và làm giàu với mô hình du lịch cộng đồng, ông là tấm gương thương binh tiêu biểu để mọi người cùng học hỏi, làm theo./.

Nhập ngũ năm 1966, đến cuối năm 1967 ông và đồng đội hành quân vào chiến trường miền nam và trực tiếp tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên. Đơn vị ông được giao nhiệm vụ chuyên đánh cắt đường, cầu để chặn đường tiếp tế lương thực, súng đạn của địch. Trong thời gian tham gian chiến đấu ông bị thương 2 lần, bị sức ép của bom mìn ảnh hưởng đến màng nhĩ. Sau khi giám định ông được công nhận là thương binh hạng 4/4. Sau ngày hòa bình lập lại ông được cấp trên cử đi học và tham gia nhiều vị trí công tác. Đến năm 1990 ông được về nghỉ hưu khi đang ở cương vị Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban chỉ huy Quân sự huyện Ba Bể. Trở về với cuộc sống thường ngày với những thương tật trong người, cựu chiến binh Ngôn Văn Toàn bắt đầu gây dựng kinh tế gia đình với dịch vụ nhà nghỉ để đón khách khi đến thăm quan du lịch tại Hồ Ba Bể. ông Toàn cho biết: thời gian đầu khi mới thực hiện dịch vụ du lịch cộng đồng ông gặp không ít khó khăn do thiếu vốn và bất đồng về ngôn ngữ với du khách…Tuy nhiên bằng ý chí kiên cường của một người lính, cùng sự ham học hỏi ông đã vượt qua khó khăn và tạo được niềm tin của du khách. Năm 2000 sau khi được tham gia lớp tập huấn về dịch vụ du lịch, học hỏi và tìm hiểu kỹ về nhu cầu của khách, đặc biệt thấy lượng khách đến thăm quan du lịch tại bản ngày càng đông ông đã quyết định mở rộng nhà cửa, xây dựng thêm phòng nghỉ và đầu tư thêm một số phương tiện như: xuồng máy, xe đạp… để phục vụ khách du lịch. Chia sẻ về kinh nghiệm trong thực hiện dịch vụ du lịch cộng đồng tại gia đình Ông Toàn cho biết:“ Để thu hút khách đến ăn ngỉ tại gia đình thì cái thú nhất khi khách đến phải đón tiếp niềm nở, cởi mở rồi đưa khách đi nhận phòng tùy theo khách nghỉ phòng đôi hoặc phòng đơn thì bố trí cho hợp lý, đến khi khách ăn thì làm theo sở thích của khách nên đến bữa ăn khách cảm thấy thoả mái và khi khách đi mình cũng phải chào chia tay tạm biệt để khách cảm thấy phấn khởi thải mái trong thời gian ngỉ tại gia đình…”

Chị Erin From South Africa đến từ Nam Phi cungc cho rằng: “Lần đầu tiên đến đây,  tôi thấy mọi người trong gia đình chào đón rất thân thiện, chúng tôi đã có một bữa tối thật tuyệt vời đã được gia đình chuẩn bị. Chúng tôi khuyên bạn khi đến du lịch nên ở đây… ”.

Ngoài việc xây dựng và nâng cấp các phòng nghỉ, đầu tư thêm một số phương tiện phục vụ khách, ông còn cho con trai theo học trường Trung cấp du lịch, học thêm tiếng Anh, tiếng Pháp để giao tiếp với khách nước ngoài. Hiện nay gia đình ông đã có 12 phòng nghỉ đáp ứng được từ 18 – 20 khách, có 2 chiếc xuồng máy chuyên phục vụ khách thăm quan các điểm du lịch tại Hồ Ba Bể, đầu tư 6 chiếc xe đạp phục vụ khách đi daọ quanh hồ và thăm Động Hua Mạ. Với nhiều loại hình dịch vụ như vậy gia đình ông đã thu hút được rất nhiều khách, trung bình 1 năm gia đình ông đã tiếp đón trên 800 lượt khách trong và ngoài nước đến ăn, nghỉ và thăm quan du lịch, trừ các khoản chi phí gia đinh ông thu về từ 250 – 300 triệu đồng; tạo công ăn việc làm cho 4 lao động với mức lương khoảng 3- 4 triệu đồng /người/tháng. Đến nay, dịch vụ du lịch nhà nghỉ của ông Toàn đã trở thành cơ sở có uy tín được nhiều du khách biết đến. Thấy loại hình dịch vụ du lịch cộng đồng mang lại thu nhập khá cho gia đình ông đã tuyên truyền vận động các hộ gia đình khác cùng thực hiện. Đến nay Bản Pác Ngòi đã có 20 hộ gia đình có nguồn thu nhập từ dịch vụ du lịch như gia đình ông. Ngoài việc phát triển kinh tế, bản thân ông và gia đình cũng luôn gương mẫu thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. tích cực tham gia vào các phong trào do địa phương phát động. 

Đánh giá về Cựu chiến binh Ngôn Văn Toàn Bà Nguyễn Thị Hằng – Chủ tịch UBND xã Nam Mẫu cho biết: “ông Ngôn Văn Toàn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, ông luôn vận động gia đình, con cháu cùng người dân trong thôn thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời ông cũng là người vận động bà con trong thôn nhân rộng mô hình nhà nghỉ đón khách du lịch, mở mang thêm dịch vụ xuồng, dịch vụ ăn uống. Phải nói rằng gương Ông Toàn cần được nhân rộng không riêng trong thôn Pác Ngòi mà nhiều thôn, bản khác trong xã Nam Mẫu…..”

CCB Ngôn Văn Toàn chỉ là 1 trong số hàng trăm những thương binh đã và đang nỗ lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn, để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu cho bản thân và đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương. ông xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ đối với những thương binh, bệnh binh – “Tàn mà không phế” và là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo./.                                                                   

Bài trướcHội nghị phổ biến Nghị định số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Bài tiếp theoHội nghị sơ kết mô hình chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn