Ảnh: Toàn cảnh hội nghị
Theo báo cáo trong năm 2014, tổng nguồn vốn thực hiện là 190.034 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là trên 14 tỷ đồng; doanh số cho vay đạt trên 55 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt trên 41 đồng; tổng dư nợ là trên 189 tỷ đồng đạt 99,1% tăng 14,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2013. Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, tập trung đánh giá những mặt tích cực, cũng như làm rõ một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ. Theo kế họach năm 2014, Ban đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH huyện Ba Bể tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động cũng như trách nhiệm của các thành viên nhằm chỉ đạo, triển khai có hiệu quả chủ trương, chính sách mới, chủ động đề ra kế hoạch, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; làm tốt công tác điều hành kế hoạch tín dụng; tích cực thu nợ tạo lập vốn cho vay quay vòng, đảm bảo mức cho vay hợp lý, nâng mức cho vay phù hợp với nhu cầu thực tế; kiểm soát tốt nợ quá hạn, không để phát sinh tăng…
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Phó Ban giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh và đồng chí Phó Bí thư thường trực huyện ủy ghi nhận và đánh giá cao kết quả mà Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện Ba Bể đạt được trong năm 2014; đồng thời yêu cầu các thành viên Ban Đại diện huyện, các hội đoàn thể, Trưởng Ban Giảm nghèo các xã, nhất là Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện cần tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách vay vốn của Đảng, Nhà nước để trách tình trạng sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích, hiệu quả thấp và có tư tưởng trông chờ ỷ lại; tăng cường công tác kiểm tra cơ sở để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời nhằm hạn chế rủi ro khi cho vay vốn; tăng cường công tác quản lý nguồn vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn luôn phát huy hiệu quả; đôn đốc thu lãi, thu nợ đến hạn và nợ quá hạn đảm bảo đạt kết quả nâng cao chất lương tín dụng; đề ra các chỉ tiêu cụ thể và quyết tâm thực hiện để thu hồi nợ quá hạn; thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện để chủ động báo cáo, đề xuất, tham mưu Ban Đại diện chỉ đạo xử lý, giải quyết kịp thời, nhất là giám sát việc sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ tồn đọng,… có biện pháp hiệu quả trong việc thu hồi nợ nhằm quay vòng vốn cho các hộ nghèo khác có nhu cầu để phát triển kinh tế, góp phần vào công tác XĐGN ở địa phương./.