Sử dụng phân đạm không đúng kỹ thuật có thể gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng con người

Phân đạm là chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng đối với cây trồng, bón phân đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá cây quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng xuất cây trồng.

Rau ăn lá dễ bị tồn dư đạm nhiều nhất

Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc sử dụng phân đạm không đúng kỹ thuật dẫn đến dư thừa nitrat trong nông sản và khi vượt ngưỡng nó sẽ biến thành nitrit gây nguy hại cho con người.

Cụ thể như, bón phân đạm lai rai, bón sát ngày thu hoạch, bón quá nhiều đạm hoặc bón không cân đối giữa các loại phân cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản đặc biệt là dư lượng đạm (nitrat) tồn dư trong nông sản.

Khi lượng đạm trong nông sản vượt quá ngưỡng an toàn thì chúng được xem như độc chất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. Việc tích tụ lâu dài dư lượng đạm trong nông sản vào cơ thể người có thể gây ra bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày hoặc làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, hạ huyết áp và ở nồng độ cao có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, tăng nguy cơ sảy thai…

Do vậy, để sản phẩm nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, trong quá trình sản xuất bà con cần lưu ý sử dụng phân đạm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bón đạm theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc tài liệu hướng dẫn. Đặc biệt không bón đạm sát ngày thu hoạch để đảm bảo thời gian bón phân lần cuối tối thiểu 15 ngày mới thu hoạch tính từ ngày bón phân lần cuối./.

Bài trướcCâu lạc bộ hát Then – đàn Tính góp phần quảng bá du lịch hồ Ba Bể
Bài tiếp theoHội Nông dân tỉnh thăm hỏi động viên gia đình nạn nhân đuối nước