Những chuyển biến từ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Ba Bể.

Trong vài năm trở lại đây, công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ – TTg của Chính phủ ở huyện Ba Bể đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức trong quá trình sản xuất kinh doanh của lao động nông thôn, thực hiện hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững.

       Với mục đích tạo điều kiện cho lao động nông thôn có kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng xuất lao động đem lại hiệu quả kinh tế và từng bước thoát nghèo bền vững. Tỉnh riêng năm 2013, huyện Ba Bể phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền các xã, thị trấn khảo sát nhu cầu học nghề của nông dân và mở được 9 lớp dạy nghề cho hơn 270 lao động nông thôn theo quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó số lớp  do Trung tâm dạy nghề huyện mở là 4 lớp. Các lớp được tổ chức đào tạo chủ yếu dạy nghề sản xuất phân bón vi sinh, điện dân dụng, kỹ thuật gò hàn, sửa chữa máy nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thú y phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế ở từng địa phương. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề đạt khoảng 70%, chủ yếu là tự tạo việc làm. Công tác tổ chức dạy nghề có sự chủ động bằng cách mở các lớp dạy nghề trực tiếp tại xã, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia theo học. Hơn nữa học viên tham gia các lớp học được hỗ trợ kinh phí đi lại, ăn ở nên phần nào giảm bớt khóa khăn cho học viên. Theo ông Hoàng Văn Hữu – Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện cho biết: “Qua các lớp đào tạo học nghề, các học viên đều áp dụng hiệu quả những kiến thức đã học vào sản xuất, chăn nuôi nâng cao năng suất lao động, một số khác mạnh dạn đầu tư, tạo việc làm tăng thu nhập cho gia đình…”.

       Nhờ có đề án 1956 về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến nay trên địa bàn huyện Ba Bể đã có nhiều lao động nông thôn được học nghề, số lao động sau học nghề đã tích cực áp dụng kiến thức được đào tạo, chủ động trong việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi đúng khoa học kỹ thuật tiết kiệm được chi phí và thời gian lao động đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người nông dân. Anh Ma Thế Hoài – thôn Nà Lần, xã Bành Trạch năm 2013 Trung tâm dạy nghề tổ chức lớp thú y tại xã Bành Trạch anh đã đăng kí tham gia. Sau khi học xong với những kiến thức mới được trang bị anh đã tự chăm sóc cho đàn gia súc, gia cầm của gia đình và hàng xóm. Nhờ được chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh đúng quy trình kỹ thuật nên đàn vật nuôi của gia đình anh sinh trưởng và phát triển tốt, đem lại nguồn thu nhập khá cho gia đình. Anh Hoài chia sẻ: “Sau khi được tham gia lớp tập huấn thú y do Trung tâm dạy nghề huyện Ba Bể tổ chức, từ những kiến thức học được tôi đã áp dụng vào chăm sóc phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của gia đình. Nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên đàn gia súc, gia cầm của gia đình sinh trưởng phát triển tốt không bị dịch bệnh, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục áp dụng những kiến thức đã học được để chăm sóc đàn vật nuôi không những cho gia đình mình mà cho cả những hộ lân cận để mọi người cùng nhau phát triển kinh tế”.

 

Anh Ma Thế Hoài – Thôn Nà Lần, xã Bành Trạch chăm sóc đàn gà của gia đình

       Song song với công tác dạỵ nghề, huyện Ba Bể đã tích cực phối hợp với các đơn vị tuyển dụng lao động xuất khẩu. Trong năm 2013 toàn huyện đã có  37 lao động đi lao động ở các nước trong khu vực như: Malaixia, Đài Loan, Hàn Quốc và tạo việc làm mới cho 23 lao động tại Công ty TNHH Sam Sung khu công nghiệp Bắc Ninh …Có thể nói công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Ba Bể đã góp phần ổn định cuộc sống cho nhiều hộ dân, góp phần giảm hộ nghèo mỗi năm xuống ít nhất 4 – 5%. Trao đổi với phóng viên Ông Dương Văn Kinh – Trưởng Phòng LĐTB&XH huyện Ba Bể cho biết: Xuất khảu lao động và công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong năm 2013 của huyện Ba Bể đạt kết quả tốt. Các đối tượng lao động nông thông đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo quyết định số 71 của Thủ tướng Chính phủ đối với huyện nghèo thì người lao động tham gia học nghề, học định hướng và làm các thủ tục để đi xuất khẩu lao động đều được vay vốn với lãi xuất thấp của Ngân hàng CSXH. Người lao động đi xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua đã có thu nhập ổn định, hiện nay đã có rất nhiều gia đình xây dựng được nhà cửa khang trang và ổn định cuộc sống từ nguồn kinh phí thu nhập được xuất khẩu lao động”.

       Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là giải pháp tốt giúp người dân giảm nghèo nhanh và bền vững. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã bám sát nhu cầu thực tế và bước đầu mang lại hiệu quả trong lao động sản xuất, nâng cao thu nhập cho người lao động, đáp ứng tiêu chí về nâng cao thu nhập của người nông dân và giảm tỷ lệ hộ nghèo trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Để công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngày càng có hiệu quả, Ông Hoàng Văn Hữu – Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện cho biết thêm: “Trong thời gian tới Trung tâm dạy nghề huyện Ba Bể sẽ tiếp tục chỉ đạo đội ngũ gáo viên của trung tâm soạn chương trình đào tạo tập trung chủ yếu vào lĩnh vựcnông nghiệp và phi nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật xây dựng, sửa chữa máy móc… để trang bị thêm kiến thức cơ bản cho bà con nông dân, đồng thời tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho người lao động”.

       Năm 2014, với mục tiêu đạo tạo, dạy nghề cho 400-500 lượt lao động, huyện Ba Bể sẽ tập trung chỉ đạo công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề với mục tiêu dạy nghề gắn với việc làm cho nông dân; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án 1956 gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chú trọng công tác tuyên truyền, tăng cường công tác kiểm tra, điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương. Mặt khác, các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt gắn với tạo việc làm cho nông dân nhất là nông dân nghèo, nông dân là dân tộc thiểu số tại địa bàn nông thôn, các hoạt động dạy nghề cho nông dân tập trung vào việc nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng từ đó tăng hiệu quả lao động, tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho người lao động sau khi học nghề có việc làm ổn định và bền vững./.

Bài trướcUBND huyện Ba Bể: Họp bàn giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ du lịch dịp 30/4, 1/5 và mùa du lịch năm 2014
Bài tiếp theoXã Cao Trĩ: đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011 – 2020