Hội thảo đánh giá giống thuộc đề tài “Phục tráng giống bí thơm Ba Bể đảm bảo năng xuất chất lượng tốt”

 

Ngày 29/10, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức Hội thảo đánh giá giống thuộc đề tài “Phục tráng giống bí thơm Ba Bể đảm bảo năng xuất chất lượng tốt” tại xã Địa Linh. Tham dự hội thảo đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ba Bể; cấp ủy, chính quyền xã Địa Linh, đại diện 2 xã Yến Dương, Hà Hiệu và các hộ dân tham gia thực hiện đề tài./.

Ảnh Hội thảo đánh giá giống thuộc đề tài “Phục tráng giống bí thơm Ba Bể đảm bảo năng xuất chất lượng tốt” tại UBND xã Địa Linh

          Sau 4 vụ triển khai thực hiện, đề tài đã điều tra tình hình sản xuất, khả năng phân bố giống Bí thơm tại huyện Ba Bể và mở rộng điều tra tại xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn. Kết quả cho thấy giống Bí thơm được phân bố tại 11 xã, thị trấn, trong đó 02 xã có diện tích trồng nhiều nhất là Địa Linh, Yến Dương, các xã còn lại chủ yếu trồng nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. Tiến hành thu thập, xác định được 500 dòng Bí thơm để phục vụ cho công tác nghiên cứu. Với biện pháp kỹ thuật hiện đại được áp dụng, quy trình phục tráng khoa học, chặt chẽ được thực hiện bởi các chuyên gia, căn cứ vào kết quả theo dõi các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng, sau 4 vụ phục tráng (vụ Xuân, Hè Thu năm 2020 và vụ Xuân, Hè Thu 2021) từ 500 dòng Bí thơm thu thập ban đầu đã tuyển chọn được 2 dòng bí thơm đại diện cho nhóm có đặc điểm hình thái phù hợp theo mô tả của người dân địa phương về giống bí thơm bản địa là dòng LVC và T13.

Ảnh thăm mô hình trồng bí vụ Hè Thu 2021 của hộ gia đình Bế Thị Biển Thôn Nà Đúc xã Địa Linh

          Tại hội thảo các đại biểu, người dân đã thảo luận nhất trí với kết quả phục tráng và đã chọn được 02 dòng bí thơm có các đặc tính đúng với dòng bí thơm bản địa đã được người dân trồng trước đây. Đồng thời đề nghị các nhà khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước có các cơ chế, chính sách để lưu giữ, bảo quản đối với hai dòng bí thơm LVC và T13 đã được phục tráng. Tiếp tục chuyển giao, ứng dụng cho người dân về các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để từng bước mở rộng thị trường từ đó nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho người trồng bí.

Tác giả: Vi Thanh Hữu

Nguồn: Trung tâm VH,TT&TT

Bài trướcTuyên truyền pháp luật, lồng ghép diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân”
Bài tiếp theoKỳ họp thứ tư (Kỳ họp chuyên đề) HĐND huyện khoá XX, nhiệm kỳ 2021-2026