Ba Bể vào mùa thu hoạch trúc sào

Những ngày này, người dân các địa phương có diện tích trồng trúc sào như, Địa Linh, Yến Dương, Mỹ Phương đang tập trung thu hoạch để bán cho các tư thương./.

 

Ảnh: Người dân xã Địa Linh tập kết trúc sào đến ven đường Tỉnh lộ 258 để tư thương đến thu mua.


Toàn huyện Ba Bể hiện có trên 400ha diện tích cây trúc sào, tập trung chủ yếu ở các xã dọc tuyến đường Tỉnh lộ 258 như Địa Linh, Yến Dương, Mỹ Phương…, trong đó, xã Địa Linh có trên 200ha, là địa phương có diện tích trồng trúc sào lâu đời và lớn nhất huyện. Các hộ gia đình ở đây phần lớn đều trồng trúc sào, từ một vài ha đến hàng chục ha. Hàng năm thu hoạch từ trúc sào, hộ trồng ít cũng được thu từ 5 – 6 triệu đồng, hộ trồng nhiều thu nhập đến 50 – 60 triệu đồng. Trúc sào được đánh giá là loại cây cho thu hoạch lâu dài, lại dễ trồng, dễ chăm sóc, vốn đầu tư ít, thu hoạch đến đâu tư thương mua đến đấy. Đặc biệt, cây trúc là cây cho thu hoạch nhanh, trồng đến năm thứ 3 đã bắt đầu cho khai thác, đến năm thứ 5 trở đi sản lượng trúc tăng, trung bình 1ha cho khai thác từ 1.500 – 2.000 cây, giá bán dao động từ 2000 – 5.000 đồng/cây tùy theo từng loại. Thân trúc sào được sử dụng vào nhiều việc như: Làm đồ thủ công, mỹ nghệ, làm cần câu, làm giấy, sào nhảy cao, đan mành, làm chiếu, đóng bàn ghế….

Trong nhiều năm trở lại đây, cây trúc sào đã và đang góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn huyện Ba Bể, không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà nó còn giúp phủ xanh đất trống đồi trọc và  chống xói mòn đất.  

 

 

 

Bài trướcKhối nội chính huyện sơ kết công tác 9 tháng đầu năm 2016
Bài tiếp theoBa Bể tích cực triển khai công tác tiêm phòng cho gia súc đợt 2 năm 2016