Ba Bể: Tạo việc làm cho lao động nông thôn từ các cơ sở sơ chế gỗ bóc

Những năm gần đây, một số cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ba Bể đã đầu tư máy móc chế biến gỗ trên địa bàn, vừa có sản phẩm cung cấp cho thị trường, vừa tạo việc làm cho lao động nông thôn tại địa phương. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho việc phát triển kinh tế rừng ở huyện Ba Bể./.

Ông Hoàng Bắc Dũng – quản lý cơ sở chế biến gỗ bóc xã Địa Linh cho biết: Xưởng sơ chế gỗ luôn có từ 15 – 20 lao động đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng. Ông Hoàng Bắc Dũng – người quản lý cơ sở sơ chế gỗ này cho biết: Nhận thấy lợi thế từ nguồn nguyên liệu rừng của địa phương nên đầu năm 2014 đơn vị đã đầu tư máy móc, dây chuyền để sản xuất. Hiện tại mỗi ngày xưởng sơ chế được trên 15 – 20m3 gỗ, tạo việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động với mức thu nhập bình quân từ 3,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng.

Ảnh: Công nhân cơ sở sơ chế gỗ bóc xã Địa Linh làm việc tại xưởng.

Xưởng sơ chế gỗ bóc của gia đình ông Nguyễn Minh Tuấn thôn Nà Ngò xã Mỹ Phương có 30 công nhân vận hành máy cắt gỗ, máy bào, máy xoa mặt ván và công nhân phơi gỗ bóc. Chị Trương Thị Tấm thôn Bản Trù xã Chu Hương cho biết, cũng như các công nhân khác trong xưởng, do chưa có công việc ổn định nên từ khi xưởng gỗ sơ chế gỗ ván bóc được mở, chị đã xin vào làm việc tại đây, trung bình mỗi tháng chị có thu nhập khoảng 4 – 5 triệu đồng nên chị và anh em công nhân rất yên tâm khi làm việc ở đây.

Ảnh: Công nhân xưởng sơ chế gỗ bóc xã Mỹ Phương có việc làm và thu nhập ổn định từ hoạt động của xưởng.

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên địa bàn huyện đã có từ 3 – 5 cơ sở sơ chế gỗ bóc với quy mô vừa và nhỏ tại các xã Địa Linh, Mỹ Phương, Chu Hương và Hà Hiệu. Việc đầu tư xây dựng các xưởng sản xuất, sơ chế gỗ rừng trồng đang tạo ra những cơ hội mới, tăng việc làm, tăng thu nhập cho không ít lao động nông thôn và đóng góp cho ngân sách địa phương, tăng giá trị kinh tế cho cây gỗ rừng trồng. Nguyên liệu của các xưởng sơ chế gỗ bóc là có thể tận dụng được mọi loại gỗ với nhiều kích thước khác nhau chủ yếu là gỗ mỡ được thu mua của các hộ gia đình tại địa phương. Trung bình, mỗi ngày một cơ sở sản xuất cần khoảng 10m3 gỗ nguyên liệu. Giá gỗ đang được các cơ sở thu mua tuỳ vào kích cỡ, từ 650.000 đến 1.000.000 đồng/m3 gỗ tròn. Sản phẩm gỗ bóc của các cơ sở hầu hết được doanh nghiệp ngoài tỉnh đến thu mua với giá xuất bán tại cơ sở là trên 1.500.000 đồng/ m3. Mỗi xưởng chế biến thường xuyên có 10 – 15 lao động. Thực tế cho thấy, hoạt động của các cơ sở sơ chế gỗ bóc tại Ba Bể đã góp phần tích cực vào việc tiêu thụ gỗ rừng trồng của người dân, giải quyết được một số việc làm cho lao động nông thôn. Để các cơ sở này hoạt động theo đúng các quy định của nhà nước, Phòng công thương huyện Ba Bể cũng đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở chế biến lâm sản, yêu cầu các chủ cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động cũng như cam kết bảo vệ môi trường để các đơn vị hoạt động hiệu quả và bền vững góp phần vào công tác phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Bài trướcBa Bể tăng cường các giải pháp kiềm chế vi phạm an toàn giao thông dịp cuối năm
Bài tiếp theoBa Bể hoàn thành xây dựng 30 nhà ở cho người có công theo quyết định 22 của Thủ tướng Chính Phủ